1. Cách nhân giống hoa lan giúp tự sinh keiki trên các mắt của ngồng hoa
Hiện nay có khá nhiều cách nhân giống lan hồ điệp khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có cách thức và đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng tham khảo qua phương thức đầu tiên để tìm hiểu chi tiết hơn.
1.1. Chuẩn bị dụng cụ
Để nhân giống lan hồ điệp thành công, việc chuẩn bị đầy đủ và đúng cách các dụng cụ hỗ trợ là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ cần những vật dụng thiết yếu sau:
- Cồn
- Kéo cắt tỉa
- Bông gòn
- Thuốc kích hoa Kei Duy
- Keo 502 hoặc keo móng tay
1.2. Thời điểm nhân giống
Để quá trình tách chiết và nhân giống lan hồ điệp đạt hiệu quả cao, bạn nên thực hiện trong giai đoạn cây đang phát triển mạnh, thường từ tháng 2 đến tháng 6. Đây là thời điểm lý tưởng khi hoa đã tàn khoảng 2/3 ngồng hoa chính. Lúc này, cây có điều kiện tốt nhất để tạo cây con (keiki). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên để ngồng hoa tàn quá mức. Bởi khi đó ngồng sẽ trở nên quá khô và làm giảm khả năng tạo cây ki, ảnh hưởng đến kết quả nhân giống.
>>>>XEM THÊM: Cách chăm sóc lan cơ bản tại nhà cho người mới
1.3. Vệ sinh, bồi bổ cho ngồng hoa
Sau khi hoa lan hồ điệp đã tàn khoảng 2/3, việc cắt bỏ ngồng hoa là bước quan trọng để giúp cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh hơn. Bạn cắt ngồng từ vị trí phân nhánh hoặc đoạn có hoa để đảm bảo vết cắt gọn gàng, không gây hại cho cây. Tiếp theo, bạn nên thay giá thể mới cho cây hoặc sử dụng phân trùn quế dạng viên chuyên dụng cho lan. Loại phân này sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp cây lan hồ điệp nhanh chóng phục hồi và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
1.4. Dùng thuốc kích thích
Từ những mắt trên ngồng hoa lan hồ điệp, hoa hoặc mầm mới sẽ mọc ra, đặc biệt thường gặp ở các mắt số 3, 4 và 5. Để kích thích cây mọc mầm từ những mắt này, việc sử dụng thuốc kích thích hoa là điều cần thiết. Bạn có thể lựa chọn thuốc kie Duy đỏ hoặc kei Duy xanh, tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu chơi lan, nên ưu tiên dùng kei Duy xanh vì loại này có cách sử dụng đơn giản hơn. Bạn chỉ cần pha theo tỷ lệ 1 phần kei Duy xanh với 5 phần nước, sau đó tẩm vào bông gòn và quấn quanh mắt ngồng hoa trong 24 giờ. Ngoài ra, trong thời gian thực hiện cách nhân giống lan hồ điệp, các nhà vườn cũng rất ưa chuộng GE chuối và GE gừng để kích thích cây keiki phát triển.
1.5. Thủ thuật tách cây con và chăm sóc
Sau khi sử dụng thuốc kích thích, bạn sẽ thấy mắt ngồng hoa bắt đầu sưng và mầm cây dần mọc lên. Khi mầm đã phát triển đủ 2 lá và rễ dài khoảng 4-6cm, đây là thời điểm lý tưởng để tiến hành tách cây con. Trước khi cắt, bạn cần nhớ khử trùng kéo cắt tỉa để tránh nhiễm khuẩn cho cây. Sau khi tách, nên bôi một lớp keo 502 hoặc keo móng tay lên vết cắt để bảo vệ bề mặt khỏi vi khuẩn và nấm. Sau khi đã tách thành công, trồng cây con vào giá thể mới và chăm sóc như bình thường. Đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và đảm bảo tưới nước đều đặn để cây phát triển tốt.
>>>>XEM NGAY: Các bước chăm lan hồ điệp sau tết giữ hoa luôn tươi
2. Cách nhân giống hoa lan ép cho cây lan “đẻ” cây con
Bạn cạnh cách nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp ở trên, thì Hoa Theo Mùa sẽ gợi ý đến bạn một cách thực hiện thứ hai cũng khá đơn giản sau đây.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
Để quá trình nhân giống lan hồ điệp diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ cần chuẩn bị một số dụng cụ và dưỡng chất quan trọng.
- Dây điện nhỏ có lõi
- Thuốc Antonic pha loãng tỷ lệ 1/1000
- Rootplex pha loãng tỷ lệ 1/2000 (hoặc Kelpak)
>>>>TÌM HIỂU THÊM: Hướng dẫn cách ghép lan vào gỗ đơn giản, hiệu quả nhất
2.2. Bón kích và hạn chế tưới cây
Những cây lan hồ điệp từ 3 năm tuổi trở lên thường có khả năng tạo cây con tốt hơn khi áp dụng cách nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp “đẻ” cây con. Sau khi cắt ngồng hoa, việc bồi bổ dưỡng chất cho cây mẹ là rất quan trọng để giúp cây phục hồi. Bạn có thể sử dụng phân bón có công thức 20-20-20, kết hợp với Antonic pha loãng 1/1000 và Rootplex pha loãng 1/2000 (hoặc Kelpak) để phun mặt dưới lá và tưới gốc với tần suất 5 ngày/lần. Đồng thời, để cây mẹ hơi “ngót nước”, bạn nên hạn chế tưới nước trong giai đoạn này, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của cây con, giúp đạt hiệu quả cao trong cách nhân giống lan hồ điệp.
2.3. Thắt thân cây mẹ
Để kích thích cây lan hồ điệp tạo chồi con, bạn sử dụng dây điện nhỏ có lõi đồng mềm quấn quanh thân cây ở gần gốc một vòng, sao cho dây lún vào thân khoảng 1mm. Nếu cây có gốc cao, bạn có thể thắt dây ngay dưới lá thứ nhất. Hãy lưu ý không thắt quá chặt để tránh gây tổn thương cho cây mẹ, nhưng cũng không nên thắt quá lỏng để đảm bảo chồi con có thể mọc ra. Sau khi thắt, tiếp tục tưới nước đều đặn và bón phân kích thích cho cây mẹ. Sau khoảng 1-2 tháng, chồi con sẽ bắt đầu nảy mầm tại điểm thắt.
>>>>ĐỌC NGAY: Hoa lan nở vào mùa nào? Cách chăm sóc hoa lan nở quanh năm
2.4. Dưỡng chồi non
Bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm để tưới gốc cho cây lan, lưu ý tránh tưới lên các chồi non để bảo vệ sự phát triển của chúng. Khi cây con đã mọc được khoảng 1cm, bạn có thể tháo điểm thắt dây ra. Trong giai đoạn này của cách chiết hoa lan, bạn cần hạn chế việc tác động vào giá thể để không làm ảnh hưởng đến rễ non. Khi chồi đạt đến 2cm và lá đã nâng lên khỏi bề mặt giá thể, bạn có thể chăm sóc chồi như bình thường cùng với cây mẹ và chờ cho hệ rễ cây con phát triển mạnh. Khi chùm rễ của cây con đã khỏe và ổn định, bạn có thể tiến hành cắt tách cây con ra chậu riêng. Đừng quên bôi thuốc phòng bệnh vào vết cắt để bảo vệ cây khỏi nhiễm khuẩn sau khi tách.
3. Cách chăm sóc hoa lan sau khi nhân giống
Sau khi đã thực hiện đúng theo các bước trong cách nhân giống hoa lan đã chia sẻ ở trên, bạn cần làm theo đầy đủ các quy trình chăm sóc dưới đây để cây con được phát triển tốt.
3.1. Tưới nước
Việc điều chỉnh lượng nước tưới cho lan hồ điệp sau khi nhân giống bằng ngồng hoa là rất quan trọng và cần phụ thuộc vào mùa cùng điều kiện môi trường sống. Bạn cần chú ý đến độ ẩm của giá thể trước khi tưới để tránh tình trạng cây bị ngâm nước quá lâu, gây thối rễ hoặc nhũn cây. Mỗi tuần, lan hồ điệp cần được tưới ít nhất một lần để duy trì độ ẩm cần thiết, giúp cây không bị khô héo. Vào mùa hè, bạn nên tưới nước thường xuyên hơn, khoảng 2-3 ngày một lần, trong khi vào mùa đông, thời gian tưới có thể giãn ra, từ một tuần đến 10 ngày một lần.
>>>>ĐỌC THÊM: Cách giữ hoa lan tươi lâu, dễ dàng chăm sóc tại nhà
3.2. Bón phân
Sau khi nhân giống bằng ngồng hoa, lan hồ điệp cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ. Việc bón phân cho cây trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, đặc biệt vào mùa hè khi cây đang ở giai đoạn tăng trưởng tối đa. Trái lại, vào mùa đông, lượng phân bón cần thiết sẽ giảm đi do cây bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.
Vì lan hồ điệp thường được trồng trong các loại giá thể như than, vỏ cây hay vỏ thông, các loại giá thể này không giữ ẩm và chất dinh dưỡng tốt như đất, do đó bạn nên chọn loại phân bón chuyên dụng với tỷ lệ phù hợp. Theo các chuyên gia, phân bón NPK 14-14-14 là lựa chọn tốt nhất cho quá trình phát triển chung của cây. Trong giai đoạn cây ra hoa, hãy sử dụng phân bón có hàm lượng Photpho cao hơn, như NPK 10-30-20, để thúc đẩy quá trình ra hoa rực rỡ.
>>>>ĐỪNG BỎ LỠ: Ý nghĩa của hoa lan – Biểu tượng của sang trọng, quý phái
3.3. Thay chậu
Lan hồ điệp là loài có tuổi thọ dài, vì vậy, việc thay chậu định kỳ là rất quan trọng khi cây phát triển lớn hơn. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho lan phát triển tốt hơn mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do sâu, rêu, rệp gây hại. Tuy nhiên, bạn không cần thay chậu quá thường xuyên nếu cây vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Thời điểm lý tưởng nhất để thay chậu cho lan là vào mùa xuân, sau khi hoa đã tàn, giúp cây tập trung phục hồi và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong chu kỳ mới.
Thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích về cách nhân giống lan hồ điệp. Đây được xem là loại hoa đẹp và dễ chăm sóc, đem đến thẩm mỹ cao cho không gian. Hãy truy cập ngay website Hoa Theo Mùa để tìm kiếm theo nhiều thông tin bổ ích khác.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách phân biệt các loại hoa lan phổ biến tại Việt Nam