1. Vì sao cần ghép lan vào gỗ?
Ghép lan vào gỗ là một trong những cách chăm sóc hoa lan được nhiều người chơi lan ưa chuộng. Bởi cách làm này không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn góp phần làm tăng giá trị cho các loại hoa lan chậu.

Việc ghép lan vào thân gỗ sẽ giúp rễ cây có điều kiện phát triển mạnh mẽ, hấp thụ dưỡng chất cần thiết từ đó giúp cây có thể mọc theo chiều dọc. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tiết kiệm diện tích và chi phí nhưng vẫn sở hữu một chậu lan đẹp như mong muốn. Đặc biệt, khi sử dụng hình thức này người trồng hoàn toàn có thể uốn nắn nghệ thuật theo sở thích khiến cho khu vườn lan thêm rực rỡ và độc đáo hơn. Ngoài ra với những ai đang kinh doanh lan hồ điệp thì việc ghép lan vào gỗ có thể đem lại lợi nhuận kinh tế và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Để biết rõ hơn cách ghép lan vào gỗ chúng ta cùng đến với phần tiếp theo của bài viết nhé!
2. Cách ghép lan vào gỗ hiệu quả
Để hoa lan sau khi ghép vào gỗ được phát triển tốt nhất và tỷ lệ sống sót cao thì người trồng cần nắm rõ các cách ghép lan vào gỗ đúng chuẩn. Cùng tham khảo cách ghép lan lên gỗ hiệu quả, đơn giản theo gợi ý của Hoa Theo Mùa dưới đây nhé!
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để ghép lan lên gỗ bao gồm:
- Chậu lan, loại gỗ bạn sử dụng để ghép và trụ.
- Đinh, máy khoan, máy bắn ghim, que gỗ, kéo, búa, dây rút và dây nhựa.
>>>>NỘI DUNG LIÊN QUAN: Lan hồ điệp vàng – ý nghĩa và cách chăm sóc phù hợp
2.2. Các bước ghép lan vào gỗ
Cách ghép lan vào gỗ được tiến hành chi tiết như sau
- Xử lý gỗ trước khi ghép lan
- Đối với gỗ thường: Sau khi đã lựa chọn được loại gỗ ghép yêu thích bạn tiến hành ngâm gỗ với dung dịch nước vôi trong, trong vòng 24 tiếng. Sau đó, phơi gỗ ra ngoài ánh nắng mặt trời để gỗ khô và nhâm lại với dung dịch diệt nấm mốc để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh có thể gây hại cho hoa lan.
- Đối với ghép lên gỗ cây tươi hay cây cổ thụ: Nếu bạn lựa chọn các khúc gỗ vẫn còn tươi thì nên phơi chúng ở nơi thoáng mát trong vòng 2 – 3 ngày cho đến khi lớp vỏ bên ngoài tách hẳn ra. Tiếp theo tiến hành ngâm gỗ qua nước vôi trong như bình thường. Cuối cùng ngâm gỗ đã phơi khô cùng dung dịch khử nấm để loại bỏ các mầm bệnh còn sót ở cây.

- Cách ghép lan lên thân gỗ
- Đầu tiên bạn cần có một miếng hoặc khúc gỗ đã qua xử lý ở bước trên
- Sau đó, cắt một đoạn ống nhựa và cho các đinh sắt lớn vào bên trong để tránh rỉ sét khi để ngoài trời. Trong lúc đó, hãy kết hợp đóng đinh vào khúc gỗ.
- Tiếp đến, sử dụng khoan để khoan một lỗ vừa với một chiếc que gỗ. Sau đó, nhét thanh sắt đã cố định lúc nãy vào, cố định lại bằng dây nhựa rút.
- Buộc thân cây lan vào các chiếc đinh vừa đóng, dùng dây rút cố định lại thật chặt.
- Lưu ý, đối với các cây lan có nhiều rễ bạn cần sử dụng thêm đinh vít để cố định rễ cho cây giúp rễ cây ổn định và mọc ra nhiều rễ mới hơn.

3. Cách chăm sóc lan sau khi ghép vào gỗ
Bên cạnh việc có một cách ghép lan vào gỗ đúng cách, hiệu quả thì việc chăm sóc hoa lan sau khi ghép là điều rất quan trọng. Bởi chi khi thực hiện tốt cả hai yếu tố trên thì hoa lan mới có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và rực rỡ. Dưới đây là một vài kinh nghiệm và lưu ý khi chăm sóc chậu lan của mình nhé!
- Đặt cây ở ẩm ướt, mát mẻ: Nhằm giúp cây sau khi ghép phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh người trồng nên đặt cây tại các khu vực ẩm ướt, có độ ẩm cao, tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Tưới nước và phun thuốc định kỳ: Do hoa lan không bị gò bó trong chậu nên lan ghép gỗ có thể phát triển thoải mái theo nhiều chiều khác nhau. Vì vậy, bạn cần tưới nước và phun thuốc thường xuyên kết hợp với việc cắt tỉa lá khô, lá bệnh để tránh lây lan sang các cây khác.
- Sử dụng phân bón B1: Bạn có thể sử dụng thêm phân bón B1 với liệu lượng 10ml/bình để phun ướt lá khoảng 2 lần/tuần.
- Giảm lượng nước sau khi rễ mới mọc ra: Sau khi cây đã thích nghi với bộ rễ mới bạn cần giảm lượng nước tưới xuống còn 2 lần/tuần. Đồng thời phun thêm các chất dinh dưỡng khác để cây phát triển tốt hơn.
- Che chắn cẩn thận: Bạn nên thiết kế một giàn lưới che chắn nắng và gió cẩn thận để tránh các tác nhân từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

>>>>XEM THÊM: TOP 15 loại hoa lan rừng đẹp mê mẩn, được săn đón nhất
4. Các loại gỗ ghép vào lan tốt nhất
Gỗ là yếu tố quan trọng trong quá trình ghép lan vào gỗ. Bởi chi khi lựa chọn loại gỗ phù hợp thì hoa lan mới có thể phát triển khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Vì vậy dưới đây là một vài loại gỗ tốt nhất, thích hợp để các cách ghép lan vào gỗ thực hiện thành công mà bạn có thể tham khảo.
4.1. Gỗ nhãn ghép lan
Gỗ nhãn là một trong những loại gỗ quen thuộc và được sử dụng phổ biến khi ghép lan. Gỗ rất dễ tìm và giá thành phải chăng. Điểm nổi bật của gỗ này thường có nhiều khúc gỗ đẹp, giúp việc ghép lan trở nên thuận tiện hơn tạo ra nhiều kiểu dáng độc đáo, bắt mắt.
Về độ bền, gỗ nhãn thường sử dụng được từ 5-6 năm, giúp người trồng lan không phải thay thế nhiều tiết kiệm chi phí và công sức. Ngoài ra, gỗ nhãn không chứa nhựa đắng, tinh dầu hay dễ bị nấm, tạo điều kiện cho rễ lan bám chắc, phát triển khỏe mạnh và hạn chế tối đa các vấn đề như sâu bệnh, thối rễ hay chết cây…

Đặc biệt, gỗ nhãn còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm bồ hóng. Đây là loại nấm làm giảm hiệu quả quang hợp, khiến cây lan còi cọc và kém phát triển, nên việc sử dụng gỗ nhãn giúp lan tươi tốt hơn.
Tuy nhiên, gỗ nhãn cũng có cho mình những nhược điểm như:
- Không phải tất cả các loại lan đều phù hợp với gỗ nhãn. Chỉ những dòng lan ưa sự thông thoáng mới thích hợp để ghép trên loại gỗ này.
- Khả năng giữ ẩm của gỗ nhãn không cao. Nước dễ bị trôi và bề mặt gỗ nhanh khô, vì vậy cần đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm để cây phát triển tốt.
>>>>XEM NGAY: Chậu hoa lan khai trương sang trọng, phong thủy tốt
4.2. Gỗ lũa
Gỗ lũa là phần còn lại của cây đã chết, hình thành sau thời gian dài chịu tác động của các yếu tố như nấm, vi khuẩn, đất, gió, và nhiệt độ. Loại gỗ này thường mang hình dáng độc đáo, kỳ lạ. Dù vậy, gỗ lũa rất cứng và khó bị mối mọt phá hoại nên thường được sử dụng để ghép lan.
Một trong những ưu điểm nổi bật của gỗ lũa là độ bền cực cao. Gỗ có khả năng chịu đựng tốt trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra gỗ còn sở hữu độ cứng vượt trội, giúp giảm khả năng hư hại trong quá trình sử dụng. Về mặt thẩm mỹ, gỗ lũa có vẻ đẹp tự nhiên với hình dáng độc đáo. Khi ghép lan trên gỗ lũa, cây ít khi bị nấm mốc hay sâu bệnh nhờ vào khả năng đảm bảo độ thông thoáng, giúp lan phát triển khỏe mạnh.

Song loại gỗ này có nhược điểm là trọng lượng nặng, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Số lượng lan có thể ghép trên gỗ này thường không nhiều, và nó chiếm khá nhiều diện tích trong vườn. Ngoài ra, một khúc gỗ lũa thường nặng từ 6 – 30kg, gây ra nhiều bất tiện khi vận chuyển xa, chi phí đóng gói và giao hàng cũng cao
4.3. Gỗ tre
Gỗ tre là một trong những giá thể trồng lan được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Gỗ tre là rất dễ kiếm bởi tre mọc ở hầu hết các vùng. Gỗ tre có nhiều hình thù tự nhiên độc đáo và có độ bền cao, không chứa tinh dầu hay nhựa đắng, giúp cây lan phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, loại giá thể này được các nhà vườn yêu thích và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, gỗ có giá thành cực kỳ rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn trồng lan mà vẫn tiết kiệm chi phí.
4.4. Gỗ giáng hương
Gỗ giáng hương là loại gỗ khá hiếm nên không thường được sử dụng phổ biến như các loại gỗ trên. Gỗ có vỏ sần sùi đặc trưng giúp giữ nước và tạo độ bám tốt. Nhờ vậy, các loại lan dễ dàng bám rễ, phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Ngoài ra, gỗ giáng hương nổi tiếng với độ bền cao, thường kéo dài từ 6 đến 8 năm.

Tuy nhiên, giá thành của gỗ giáng hương thường khá cao, bởi đây là loại gỗ hiếm và rất khó tìm. Hơn nữa, do gỗ chứa nhiều tinh dầu thơm, bạn cần chú ý tưới nước thường xuyên để tránh tình trạng cây còi cọc hoặc thiếu sức sống.
>>>>TÌM HIỂU THÊM: 20+ chậu hoa lan tặng sinh nhật đẹp, đầy ý nghĩa
4.5. Gỗ bách
Gỗ bách nổi bật với lớp vỏ dày và sần sùi, có vẻ ngoài mộc mạc, tự nhiên, rất phù hợp để tôn lên nét quyến rũ của hoa lan. Giống như nhiều loại gỗ khác, gỗ bách có độ bền cao, thời gian sử dụng trung bình dao động từ 5 đến 7 năm. Tuy nhiên, nếu người ghép chọn loại gỗ có lớp vỏ mỏng dưới 3-4 cm, lõi cây có nguy cơ cao bị sâu bọ tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ.

4.6. Gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn có thể sử dụng để ghép lan tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao. Khi lan được ghép trên loại gỗ này, chúng thường phát triển chậm, dễ còi cọc và khó ra hoa. Nguyên nhân là do thân gỗ bạch đàn chứa nhựa đắng, vị chát và tinh dầu, không phù hợp với phát triển của lan. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn gỗ bạch đàn làm giá thể ghép lan nhé!

4.7. Gỗ mít
Gỗ mít, giống như gỗ nhãn, là loại vật liệu dễ tìm với giá cả phải chăng. Đặc biệt, loại gỗ này thường có nhiều khúc gỗ đẹp, giúp bạn dễ dàng ghép lan và tạo ra những kiểu dáng độc đáo, thu hút.

Tuy nhiên, gỗ mít không có độ bền cao. Sau một thời gian sử dụng, gỗ dễ bị mục nát, ẩm mốc và thậm chí có nguy cơ bị sâu bọ phá hoại. Thêm vào đó, lớp vỏ mỏng của gỗ có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
5. Những lưu ý khi ghép lan vào gỗ để đạt hiệu quả
Để có những chậu lan khỏe mạnh, rực rỡ thì ngoài việc có cách ghép lan vào gỗ phù hợp bạn còn cần lưu ý một số những vấn đề sau:
5.1. Thời gian ghép lan vào gỗ hiệu quả
Thông thường, các loài lan sẽ có thời gian nghỉ sau khi mùa hoa nở vừa kết thúc. Vì vậy, thời gian lý tưởng để thực hiện cách ghép lan vào gỗ là từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, mùa xuân cũng là thời điểm thích hợp để bạn ghép hoa lan. Bởi lúc này, khí hậu gần Tết thường ấm áp, có độ ẩm cao, không khí không bị hanh khô. Đặc biệt, ánh sáng tốt cũng giúp cây đâm chồi, nảy chồi và phát triển nhanh chóng.

>>>>ĐỌC NGAY: Hoa lan nở vào mùa nào? Cách chăm sóc hoa lan nở quanh năm
5.2. Lưu ý khi ghép lan vào gỗ
Mặc dù cách ghép lan vào gỗ không quá cầu kỳ tuy nhiên trong quá trình thực hiện rất nhiều người đã gặp khó khăn khiến lan không đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đạt tỷ lệ thành công cao hơn khi ghép lan:
- Lựa chọn các giá thể ghép lan khỏe mạnh: Để lan phát triển khỏe mạnh sau khi ghép bạn cần lựa chọn các giá thể không mắc sâu bệnh cũng như có đủ gốc, tối thiểu nên chọn cây có từ 5-6 lá.
- Có thể ghép trên các thân cây chết: Bạn hoàn toàn có thể ghép lan trên các thân cây chết tuy nhiên cần phải đảm bảo bề mặt thân cây khô ráp và vỏ cây không vỡ nhiều mảnh. Tuy nhiên trong trường hợp bạn muốn ghép lan lên thân cây còn tươi sông thì nên lựa chọn cây thay vỏ hàng năm và không có khả năng tiết nhựa.
- Có thể bóc hoặc không bóc vỏ cây tùy nhu cầu: Tùy thuộc vào giá trị thẩm mỹ của chậu lan bạn có thể lựa chọn bóc hoặc không bóc vỏ thân cây. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm. Nếu bóc vỏ thì cây sẽ khó mục và hạn chế sâu bệnh. Ngược lại, nếu bạn để vỏ thì có thể giữ nước cũng như phân bón từ đó giúp cây ra hoa tốt hơn.

- Cố định gốc câu trong quá trình ghép: Trong quá trình ghép lan, cần cố định gốc câu để cây không bị di chuyển. Ngoài ra, cần để gốc cây ra nơi khô thoáng, hạn chế buộc quá chặt khiến gốc bị úng nước gây thối cây. Lưu ý không dùng dây thép để buộc vào thân lan.
- Chọn lan khỏe mạnh: Bạn nên chọn những cây lan khỏe mạnh, có sức sống để cây phát triển tốt hơn và hạn chế chăm sóc vất vả sau này.
>>>>ĐỌC THÊM: Cách giữ hoa lan tươi lâu, dễ dàng chăm sóc tại nhà
5.3. Những sai lầm trong quá trình ghép lan vào gỗ
Một vào sai lầm phổ biến trong quá trình thực hiện cách ghép lan vào gỗ bạn cũng có thể gặp phải:
- Thông thường, người chăm sóc vì sợ lan đổ và nghiêng nên thường cố tình thêm nhiều chất trồng vào cho cây. Hậu quả khiến cây bị úng, rễ hư và kém phát triển.
- Ngoài ra, không xử lý các giá thể cũng là một sai lầm mà nhiều người mắc phải trong quá trình chăm sóc lan.
- Không ngân hoặc xử lý dớn cũng là nguyên nhân khiến mầm bệnh, côn trùng, sâu phá hoại bộ rễ và chồi non của lan.
Thông qua bài viết trên, Hoa Theo Mùa đã giới thiệu đến bạn cách ghép lan vào gỗ đơn giản hiệu quả cũng như một vài lưu ý khi trồng lan. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có thêm kiến thức về ghép lan lên gỗ và chăm sóc lan phù hợp. Chúc bạn sớm có những chậu lan thật đẹp và độc đáo nhé!
>>>>ĐỪNG BỎ LỠ: Các bước chăm lan hồ điệp sau tết giữ hoa luôn tươi